Nhắc đến trà ngon, không thể không nói tới trà Shan tuyết cổ thụ. Nhưng để tận hưởng trọn vẹn hương vị tinh túy của dòng trà cao cấp này phụ thuộc rất nhiều vào cách pha trà Shan tuyết.
Pha trà là cả một nghệ thuật, từng công đoạn đều phải thật tỉ mỉ mới cho ra được những chén trà ngon.
Đôi nét về trà Shan Tuyết cổ thụ
Trà Shan tuyết cổ thụ thuộc dòng trà xanh. Trà có búp to màu trắng xám, dưới lá trà có phủ một lớp lông tơ mịn màu trắng như tuyết, đó là cơ chế tự bảo vệ của búp trà để chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Cây trà cổ thụ hàng trăm năm tuổi vừa phải tự mình cắm sâu rễ vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng nuôi cây vừa phải chống chọi với cái lạnh, với mây mù bao phủ quanh
Vùng Tây Bắc – Việt Nam là một trong những cái nôi sản sinh ra những cây trà của thế giới. Trà là thứ lộc mà đất trời ban cho, là loại cây mọc hoang từ hàng nghìn năm trước ở vùng núi phía Bắc, gắn bó với bao thế hệ người Việt.
Những cây trà cổ thụ 300 đến 500 năm tuổi đứng sừng sững giữa đất trời, sinh trưởng hoàn toàn tự nhiên, thấm đượm tinh hoa chắt lọc qua hàng thế kỷ tạo nên những búp trà thơm ngon hảo hạng mà lại vô cùng quý hiếm.
Cách pha trà Shan tuyết cổ thụ giữ trọn vị tinh túy
Một ấm trà ngon hội tụ rất nhiều yếu tố. Bên cạnh cách pha trà Shan tuyết, hương vị của trà cổ thụ còn phụ thuộc vào chất lượng trà và dụng cụ pha.
Cách chọn trà Shan Tuyết ngon
Lá trà Shan Tuyết thường to tròn hơn các loại trà khác. Trà Shan Tuyết có hương thơm mát tự nhiên. Búp trà có màu xanh đen, trên bề mặt phủ một lớp lông tơ bạc. Trà Shan Tuyết ngon khi bẻ cánh trà làm đôi có thể thấy mặt trong có màu xanh cốm non, vo nát cánh trà sẽ thấy màu xanh rõ hơn. Màu xanh phần nào cho thấy búp trà được sản xuất theo đúng quy trình khi còn tươi non.
Trà Shan tuyết cổ thụ tại Điểm trà 37 được thu hái từ vùng nguyên liệu sạch Tây Bắc – vùng đất sương mù bao phủ quanh năm, tuyển chọn từ những cây trà từ 300 đến 500 năm tuổi nhằm mang đến những phẩm trà thượng hạng với dư vị thời gian lắng đọng.
Cách pha trà Shan tuyết cổ thụ ngon tuyệt hảo
Bước 1: Tráng sạch ấm và chén bằng nước sôi trước khi pha. Đặc biệt, đối với ấm trà nên tráng toàn bộ cả nắp và thân ấm. Đây là một bước vô cùng quan trọng trong cách pha trà Shan tuyết.
Bước 2: Cho một lượng trà từ 5gr đến 10gr vào ấm có thể tích 150ml.
Khi cho trà vào ấm, người thưởng trà bắt đầu cảm nhận được hương thơm đặc trưng của lá trà do hơi nóng từ ấm bốc lên mang theo vị trà. Trà ngon sẽ cho hương thơm thanh mát, tự nhiên.
Bước 3: Tráng trà. Đây là một công đoạn nhỏ và đơn giản trong cách pha trà Shan tuyết, tuy nhiên cũng cần lưu ý một vào quy tắc. Nước tráng trà không cần quá sôi; Lượng nước vừa đủ, xâm xấp; Lắc ấm vài vòng rồi đổ nước đi. Mục đích chính của bước này là để cánh trà nở ra, chiết xuất trà dễ dàng và ngon hơn.
Bước 4: Pha trà. Nước pha trà Shan tuyết chuẩn có nhiệt độ từ 80 – 95oC. Chế nước sôi vào tống, cho nhiệt độ giảm tới mức mong muốn, sau đó dùng nước này để pha trà. Đổ nước vào tống cũng là để xác định lượng nước vừa phải, hợp lý để pha.
Hãm trà từ 1-3 phút tuỳ theo sở thích uống trà vị đậm hay thanh nhẹ.
Bước 5: Rót trà và thưởng thức. Rót hết nước trà trong ấm. Khơi trà và để trà nghỉ 1 – 2 phút sau đó tiếp tục thêm nước. 5 – 10gr trà pha được 8 – 10 lần nước. Hương vị ngon nhất là từ lần thứ 3 đến lần thứ 5.
Nghệ thuật pha trà Shan tuyết cổ thụ
Cách pha trà Shan tuyết là cả một nghệ thuật. Nghệ thuật pha và thưởng trà của Việt Nam cũng được chia thành những bước chính như chuẩn bị trà, pha trà, rót trà và tận hưởng hương vị của chén trà, trong đó mỗi bước đều phản ánh được giá trị văn hoá và nét đẹp truyền thống riêng biệt của dân tộc. Cổ nhân có câu: “Nhất thủy, nhì trà, tam pha, tứ ấm, ngũ quần anh”.
Trà muốn thơm ngon thì phải sử dụng nước tinh khiết để pha. Nước pha trà Shan tuyết chỉ được đun vừa đủ sôi vì nếu không đủ sôi thì trà không phai còn nếu sôi quá thì trà lại nồng.